Năm học 2020- 2021
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi, đối tượng thực hiện
Quy
chế này quy định nội dung thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của cán bộ giáo viên,
các tổ chuyên môn, bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường; Quy
định cơ cấu tổ chức tổ chuyên môn trong Nhà trường.
Điều
2. Mục đích yêu cầu
Quy
chế chuyên môn là cơ sở để Phó hiệu trưởng được giao giúp Hiệu trưởng tổ chức
thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
của cán bộ, giáo viên trong mỗi đợt, kì và năm học; là căn cứ để đánh giá, xếp
loại cán bộ giáo viên theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT.
Mọi
cán bộ giáo viên có trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định trong quy chế
này.
Điều
3. Căn cứ để xây dựng quy chế chuyên môn
Căn cứ
chỉ thị 3004/CT- BGDDT/ 15/8/2013 của bộ giáo dục và đào tạo
Căn cứ
Điều lệ trường Mầm Non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/TT-BGDĐT ngày
07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Căn cứ
Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD
& ĐT hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh
tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;
Quyết
định 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo;
Căn cứ công văn Số: 383/HD-PGD&ĐT, ngày 12 tháng 10 năm 2020 của Pḥòng GD&ĐT thành
phố Buôn Ma Thuột về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học
2020-2021;
CHƯƠNG II. NỘI DUNG QUY CHẾ
A.
CÔNG TÁC GIÁO DỤC
Điều 4.
Tổ chuyên môn
1. Cơ
cấu tổ chức bộ máy
Tổ chuyên môn được thành lập theo quy định tại Điều 14 - Điều lệ trường Mầm Non
của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.
Toàn trường được bố trí thành 06 tổ chuyên môn: Tổ lá, tổ chồi, tổ mầm, tổ nhà
trẻ, tổ nuôi và tổ văn phòng.
- Xây dựng kế
hoạch hoạt động chung của khối theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện tốt
chương trình, kế hoạch chăm sóc GD trẻ và các hoạt động giáo dục khác;
- Thực hiện
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng
dạy, giáo dục và quản lý sử dụng đồ dùng, đồ chơi của nhà trường;
2.
Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn
2.1.
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; giúp tổ viên xây dựng kế hoạch giảng
dạy; kiểm tra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện nghiêm túc việc dạy đúng, dạy đủ theo
Phân phối chương trình của chuyên môn nhà trường; thảo luận tình hình và đánh
giá kết quả giáo dục trẻ thuộc phạm vi tổ phụ trách; bàn các biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
2.2.
Kiểm tra việc kế hoạch giảng dạy của tổ viên theo chủ đề.
2.3.
Tổ chức trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, làm đồ dùng dạy
học; tổ chức dự giờ lên lớp của các thành viên trong tổ để rút kinh nghiệm, tổ
chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ tổ viên.
2.4.
Thảo luận về các biện pháp nâng cao bồi dưỡng chuyên môn. Xây dựng và đăng kí
các tiêu chí, chỉ tiêu của từng học kì và cả năm học cho từng tổ, được nhận xét
đánh giá hàng tháng, từng kỳ và cả năm học. Sau đánh giá có biện pháp khắc phục
những hạn chế cho tháng sau, kỳ sau.
2.5.
Tổ chức phong trào thi đua trong tổ, nhận xét và đánh giá tổ viên, thảo luận kế
hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của giáo viên, trao đổi kinh nghiệm thiết kế bài dạy.
Tổ chức thao giảng, thăm lớp dự giờ, đánh giá chất lượng giờ dạy của các thành
viên trong tổ.
2.6.
Việc theo dõi kiểm tra giáo viên của tổ trưởng phải làm thường kỳ, có kế hoạch
và công khai.
2.7. Đánh giá, xếp
loại CBGV hàng tháng và hàng năm theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên Mầm non.
Đề nghị hiệu trưởng khen thưởng hoặc kỷ luật giáo viên...
3.
Quy định về hồ sơ của tổ chuyên môn
3.1.
Kế hoạch hoạt động năm, học kỳ, tháng, trọng tâm tháng của Tổ.
3.2.
Sổ ghi biên bản các cuộc họp của Tổ chuyên môn.
3.3.
Sổ theo dõi thi đua.
a. Danh hiệu thi đua của tập thể, cá nhân trong năm học
trước.
b. Kế hoạch phát động phong trào thi đua trong năm.
c. Tổng hợp kết quả thi đua tháng.
d. Tổng hợp kết quả thi tay nghề, làm đồ dùng, đồ chơi,
hội thi, hội giảng, kiểm tra chuyên đề, toàn diện...
Ø Hồ sơ tổ
chuyên môn do tổ trưởng chuyên môn quản lý, cuối năm học nộp về lưu tại
trường.
4.
Thực hiện theo dõi, đánh giá trẻ
Ø Đối với nhà
trẻ, mẫu giáo
- Thực
hiện theo văn bản hướng dẫn số 4242/ SGD & ĐT- GDMN ngày 29/ 03/ 2010 của
Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trẻ nhà trẻ, mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và có sự
điều chỉnh phần xếp loại chung đối với từng trẻ. Trẻ đạt 70% số chỉ số là đạt
yêu cầu cụ thể như sau:
+ Trẻ
24 tháng tuổi: 7/12 chỉ số là đạt
+ Trẻ
36 tháng tuổi: 8/14 chỉ số là đạt
+ Trẻ
3-4 tuổi: 26/32 mục tiêu là đạt
+ Trẻ
4-5 tuổi: 28/34 mục tiêu là đạt
+ Trẻ
5-6 tuổi: 30/36 mục tiêu là đạt
+ Đối
với tập thể lớp:
* Mức
độ đạt: Là tỷ lệ trẻ đạt 70 % (trở lên) số trẻ đạt chỉ số/ số trẻ được đánh
giá.
* Mức
độ chưa đạt: Là tỷ lệ trẻ đạt <70% số trẻ đạt chỉ số/ số trẻ được đánh giá,
từ đó giáo viên sẽ phải điều chỉnh hoạt động giáo dục, đưa vào mục tiêu của chủ
đề tiếp theo cho phù hợp.
Từ kết
quả theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ, giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo
dục bao gồm: Điều chỉnh việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, chuẩn bị môi
trường, đồ dùng đồ chơi, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục
phù hợp với khả năng của trẻ nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Công khai kết
quả để các bậc cha mẹ trẻ biết, cùng phối hợp với lớp, nhà trường làm tốt công
tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Điều
5. Đối với giáo viên
1. Nhiệm vụ chung của giáo viên
1.1.
Giáo viên đứng lớp
- Giảng dạy và giáo
dục theo đúng Chương trình, kế hoạch giảng dạy do Bộ GDDT ban hành. Xây dựng kế
hoạch thực hiện chủ đề theo đúng Kế hoạch thực hiện chương trình độ tuổi của
lớp và chuyên môn trường duyệt trước một tuần trước khi dạy. Chuẩn bị và soạn
bài theo quy định trước khi lên lớp. Thực hiện việc giảng dạy có đồ dùng dạy
học, không dạy chay. Tham gia quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục của
nhà trường. Đảm bảo có đủ hồ sơ giáo án theo yêu cầu. Tích cực tham gia các
hoạt động của tổ chuyên môn và nhà trường.
- Thời gian thực hiện chương trình: 35 tuần/năm.
- Giữ gìn phẩm
chất, danh dự, uy tín nhà giáo, gương mẫu trước trẻ, thương yêu, tôn trọng trẻ;
đối xử công bằng với trẻ, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ; đoàn
kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác.
- Phối hợp với gia
đình và Đoàn thể trường trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Tích cực
tham gia hoạt động của Công đoàn, Nữ công và các hoạt động khác trong Nhà
trường. Thực hiện tốt các công việc khác do Hiệu trưởng phân công.
- Thực hiện các
nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật.
- Tìm hiểu và nắm
vững tâm sinh lý trẻ trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo
dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp.
- Thường xuyên liên
hệ với phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội có liên quan để làm tốt công tác
tuyên truyền công tác giảng dạy và giáo dục trẻ.
- Nhận xét, đánh
giá và xếp loại trẻ cuối chủ đề, kì học và cả năm theo quy định hiện hành của
Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.
- Thường kì báo cáo
hoặc đột xuất (nếu có) tình hình học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình với
Ban giám hiệu nhà trường. Làm tốt công tác tham mưu, giúp hiệu trưởng đề ra các
biện pháp nhằm kết hợp tốt giữa Nhà trường – gia đình – xã hội trong việc chăm
sóc và giáo dục trẻ.
2.
Những quy định về hồ sơ
Mỗi
giáo viên có đủ hồ sơ theo hướng dẫn thực hiện hồ sơ trường Mầm Non theo
hướng dẫn của chuyên môn phòng GD&ĐT. Gồm:
1.
Sổ kế hoạch thực hiện
CTGDMN
2.
Sổ Theo dõi trẻ đến lớp
3.
Sổ theo dõi sức khỏe trẻ
4.
Sổ theo dõi chất lượng
Giáo dục
5.
Sổ theo dõi tài sản
6.
Sổ họp hội đồng, chuyên
môn
7.
Sổ bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ.
8.
Sổ kế hoạch bồi dưỡng
thường xuyên
9.
Kế hoạch phấn đấu sau
đánh giá chuẩn nghề nghiệp
10. Kế hoạch giáo dục chủ đề (giáo án)
2.1.
Giáo án
2.1.1.
Soạn bài đầy đủ theo phân phối chương trình, nâng cao chất lượng bài soạn.
Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy cách của nhà trường (Font
Times New Roman cỡ chữ 14), căn lề chuẩn theo Thông tư 01 Thể thức trình
bày văn bản). Không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, thiết kế bài
giảng theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực tự học của trẻ.
Giáo án phải soạn trước 1 tuần.
2.1.2.
Giáo án được thực hiện theo các cách: Soạn trực tiếp trên máy vi tính in trên
khổ A4 được đóng thành quyển theo từng chủ đề riêng biệt.
2.1.3.
Số lần kiểm tra giáo án tối thiểu: 1 tháng/1lần (tổ trưởng chuyên môn). Ngoài ra, ban giám hiệu sẽ kiểm tra thường
xuyên và đột xuất giáo án của bất kỳ giáo viên nào.
2.2. Sổ
chuyên môn
- Ghi chép các nội
dung sinh hoạt chuyên môn, tham quan học tập, đầy đủ, rõ ràng, cụ thể
- Số lần kiểm tra
tối thiểu: 3 lần/1 năm. Có nhận xét, đánh giá của BGH.
2.3. Sổ
theo dõi trẻ
- Ghi chép đầy đủ
lý lịch của học sinh. Theo dõi đầy đủ việc đến lớp của trẻ đánh dấu chuyên cần
của trẻ theo quy định.
- Số lần kiểm tra
tối thiểu: 3 lần/1 năm. Có nhận xét,
đánh giá của BGH.
2.4.
Sổ theo dõi chuyên cần
- Ghi
chép tổng hợp đầy đủ kết quả chuyên cần của từng tháng.
2.5.
Sổ dự giờ
- Ghi
chép đầy đủ mục đích yêu cầu, chuẩn bị, tiến hành, kết quả...
2.6.
Sổ theo dõi tài sản
- Ghi
chép theo dõi đúng, đủ số tài sản của nhóm lớp, có kiểm kê tài sản hàng năm.
2.7.
Sổ bồi dưỡng thường xuyên
- Ghi
chép đầy đủ các bài học được đánh máy hoặc viết tay, không sao chép bài học của
đồng nghiệp.
2.8.
Sổ chất lượng giáo dục
- Xây
dựng đầy đủ kế hoạch theo hướng dẫn, được chuyên môn nhà trường phê duyệt. Cuối
chủ đề cần đánh giá kế hoạch, đánh giá trẻ trung thực, chính xác. Kèm theo
phiếu đánh giá cá nhân trẻ.
2.9.
Kế hoạch thực hiện chương trình
- Xây
dựng kế hoạch đảm bảo đầy đủ nội dung, lựa chọn các hoạt động phù hợp với
nhóm/lớp
3.
Lên lớp
3.1.
Chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp
3.2.
Ra vào lớp đúng giờ.
3.3.
Trước mỗi buổi học giáo viên cần lưu ý khâu vệ sinh, sĩ số học sinh và các quy
định khác của nhà trường.
3.4.
Tư thế, trang phục chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự; xưng hô sư phạm, không sử
dụng điện thoại di động, không làm việc riêng trong giờ học.
3.5.
Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ
3.6.
Chịu trách nhiệm quản lý trẻ, điểm danh, ghi tên trẻ vắng vào sổ theo dõi. Nhận
xét đánh giá xếp loại trẻ theo đúng quy định.
4.
Dự giờ
4.1.
Lịch dự giờ theo kế hoạch của nhà trường, của tổ. Hoạt động thăm lớp dự giờ có
thể thực hiện theo định kì hoặc đột xuất.
4.2.
Mỗi giáo viên phải được Ban giám hiệu hoặc Tổ chuyên môn dự ít nhất 3 tiết/năm
học.
4.3.
Sau khi dự giờ phải trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy.
4.4.
Mỗi giáo viên phải dự giờ đồng nghiệp ít nhất 08 tiết/1 tháng (tổ chuyên môn,
BGH sắp xếp thời gian để cá nhân tham gia dự giờ đồng nghiệp cùng BGH, tổ
chuyên môn)
5.
Sáng kiến kinh nghiệm
- Mỗi
người đều phải luôn luôn đúc rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao hiệu quả
giảng dạy và công tác.
-
Trong một năm học mỗi giáo viên có một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài SKKN được
đăng ký với tổ, BGH vào đầu năm học.
- Đánh
giá SKKN phải theo đúng hướng dẫn của nhà trường và nộp đúng thời gian quy
định.
B. CÔNG TÁC CHĂM SÓC - NUÔI DƯỠNG:
I. Chăm sóc trẻ:
1. Đảm bảo an toàn:
- Đảm bảo đủ
số giáo viên/ lớp theo quy định hiện hành. Những lớp có số trẻ vượt quá quy
định phải bố trí tỷ lệ giáo viên/trẻ phù hợp, theo quy định tại Điều lệ trường
mầm non (2008) và Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/11/2007
về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở Giáo dục mầm non công
lập.
- Phân công chặt chẽ giữa các giáo viên trong việc quản lý
nhóm, lớp. Quan tâm đến trẻ mới đi học.
- Nắm chắc đặc điểm địa hình và điều kiện của trường, nhóm,
lớp để có các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ phù hợp.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về tinh thần và thể chất
trong trường, nhóm, lớp mầm non.
- Thường xuyên kiểm tra, khảo sát các phương tiện và đồ dùng, đồ chơi phục vụ chăm sóc - giáo dục trẻ để phòng tránh các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ.
2. Chăm sóc sức khoẻ:
Điều 6: Nhiệm vụ của cán bộ y tế
- Cán bộ y tế phối hợp cùng y tế địa phương thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng và theo dõi tiêm chủng, công tác phòng chống dịch bệnh tại cơ sở giáo dục mầm non, liên kết chặt chẽ với y tế địa phường về phòng chống dịch bệnh tại cơ sở giáo dục mầm non và thông báo kịp thời với các cấp quản lý khi có dịch bệnh xảy ra. Giám sát và phối hợp với giáo viên, nhân viên, thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp, bếp ăn, vệ sinh môi trường.
- Theo dõi cân nặng, chiều cao cho trẻ: 3 lần/ năm học, sử
dụng biểu đồ tăng trưởng dành cho trẻ trai và gái
để theo dõi cân nặng và chiều cao.
- Cán bộ y tế nhà trường phối hợp chặt chẽ với tổ bếp, giáo viên trên lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì và trẻ khuyết tật học hòa nhập.
- Thực hiện tổ chức khám sức khoẻ định kỳ: 2 lần/năm học.
- Nghiêm túc
thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh theo mùa, không để xảy ra bệnh
dịch trong nhà trường.
- Thực hiện
chế độ vệ sinh trường, phòng nhóm - lớp và cá nhân trẻ theo Quy chế Nuôi dạy
trẻ mầm non quy định. Bảo đảm đủ đồ dùng phục vụ vệ sinh, chăm sóc và nuôi
dưỡng cho trẻ. Thực hiện lau sàn nhà và rửa đồ chơi bằng cloramin B 1 lần/tuần,
cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tổ
chức giấc ngủ cho trẻ cần có đủ trang thiết bị theo quy định, phù hợp theo mùa
và đảm bảo vệ sinh. Không cho trẻ nằm ngủ trên chiếu trải trực tiếp trên nền
nhà.
- Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe, phòng chống dịch bệnh
trong các cơ sở giáo dục mầm non bằng các nội dung, hình thức phong phú qua góc
tuyên truyền, trao đổi phụ huynh hàng tháng...
Sổ sách dùng
để theo dõi sức khoẻ của trẻ:
- Cá nhân
trẻ: 01 sổ theo dõi sức khỏe để thông báo cho phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ.
- Nhóm, lớp: Sổ theo dõi chất lượng nhóm, lớp.
- Quản
lý hồ sơ sức khỏe trẻ tại phòng y tế.
II.
Công tác nuôi dưỡng
Điều 7: Nhiệm vụ của cán bộ phụ trách bán trú
1. Đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Thực
hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng với đơn vị cung ứng thực phẩm sạch, người
có giấy phép kinh doanh theo quy định để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch.
-
Thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng, nguồn gốc, giá cả thực phẩm của các
nhà cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng và VSATTP.
-
Thường xuyên kiểm tra giám sát định kỳ bếp ăn, đủ điều kiện theo Điều lệ trường
mầm non và được cấp giấy chứng nhận bếp ăn đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Xây
dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Tích cực tạo nguồn thực phẩm sạch tại
chỗ.
2. Đảm bảo
chất lượng bữa ăn cho trẻ:
- Thực đơn
được thay đổi theo mùa và phong phú các món ăn. Chú ý thay đổi thực đơn và đảm
bảo thời gian chế biến an toàn cho trẻ. Tăng cường chế biến món ăn cho trẻ tại
trường mầm non, không lạm dụng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.
- Đảm bảo khẩu phần và chế độ ăn cho trẻ theo đúng độ
tuổi:
+ Nhà trẻ (2
bữa chính và 1 bữa phụ/ ngày): Năng lượng cần cho 1trẻ/ngày 930- 1000 Kcal. Nhu
cầu năng lượng tại trường cần 700-800 Kcal/trẻ/ngày. Đảm bảo tỷ lệ cân đối hợp
lý các chất dinh dưỡng giữa chất đạm (protit), chất béo (lipit), chất bột đường
+ Mẫu giáo
(2 bữa chính và 1 bữa phụ/ ngày): Năng lượng cần cho 1trẻ/ngày 1230-1320 Kcal.
Nhu cầu năng lượng tại trường cần 924-1056 Kcal/trẻ/ngày. Đảm bảo tỷ lệ cân đối
hợp lý các chất dinh dưỡng giữa chất đạm (protit), chất béo (lipit), chất bột
đường
- Ứng dụng
phần mềm Nutri Kids trong tính toán khẩu phần ăn cho trẻ
3.Thực hiện
nghiêm túc nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng trong tất cả các khâu:
- Thu và
thanh toán: Các khoản thu của nhà trường đều phải vào sổ, có biên lai theo quy
định. Sau mỗi ngày thu - thanh toán, vào sổ Nhật ký thu và bàn giao, có đủ chữ
ký theo đúng nguyên tắc. Thanh toán dứt điểm với phụ huynh theo năm học. Tuyệt
đối không sử dụng tiền ăn của trẻ vào các mục đích khác.
- Giao
nhận thực phẩm hàng ngày:
* Sổ giao
nhận thực phẩm:
- Người giao
hàng: Ký bàn
giao số lượng thực phẩm giao cho trường.
- Người trực
tiếp nấu bếp: Nhận thực phẩm, ghi rõ thời gian nhận thực phẩm và ký
xác nhận vào sổ giao nhận thực phẩm và hoá đơn đề nghị thanh toán cho người
giao hàng. Sổ giao nhận thực phẩm do tổ bếp quản lý, tổ trưởng tổ cấp dưỡng
chịu trách nhiệm chung.
* Sổ kiểm
phẩm:
Phân công
nhân viên phụ trách y tế, trưởng ban thanh tra nhân dân, chủ tịch công đoàn
chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng thực phẩm trước khi chế biến về số lượng
và chất lượng đảm bảo tươi sống
Đối với thực
phẩm nhận từ kho do thủ kho giao cho người nhận thực phẩm ghi lại số lượng nhận
từ kho tại sổ Giao nhận thực phẩm. Lượng thực phẩm khô dự trữ trong kho (Bao
gồm: Gạo, đường, sữa, dầu ăn, lạc...) phù hợp với số trẻ ăn tại trường để đảm
bảo chất lượng thực phẩm.
Ban giám
hiệu ký xác nhận sổ kiểm phẩm hằng ngày.
Kiểm tra: Ban
giám hiệu tham gia kiểm tra (đột xuất) việc giao nhận thực phẩm và khẩu phần ăn
của trẻ, ký xác nhận kết quả kiểm tra.
- Chế biến
thực phẩm: Đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lưu mẫu thức ăn hàng ngày. Khi chia định lượng
thức ăn cho các nhóm, lớp phải ghi rõ số học sinh đi học, lượng thức ăn chia
cho nhóm, lớp lên bảng.
- Công khai
thực đơn, công khai tài chính bữa ăn hàng ngày của trẻ với phụ huynh và cán
bộ, giáo viên toàn trường. Thực hiện tính khẩu phần ăn và các loại sổ sách quản
lý nuôi dưỡng kịp thời, đúng nguyên tắc.
- Thực hiện đúng quy chế, thao tác tổ chức ăn cho trẻ: Nhân viên – giáo viên phải rửa
tay xà phòng trước khi cho trẻ ăn, đeo khẩu trang và không cười đùa nói
chuyện riêng quá lâu trong giờ cho trẻ ăn.
- Đảm
bảo đủ nước uống cho trẻ theo nhu cầu: tổ chức cho trẻ uống nước đun sôi
để nguội, phải có giấy chứng nhận về an toàn vệ sinh . Nước sinh hoạt
phải xét nghiệm đảm bảo an toàn theo qui định. Bồn đựng nước tại bếp phải có
khoá làm vệ sinh đúng định kỳ.
Điều
8. Kỷ luật lao động.
1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý lao động, không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, không sử dụng điện thoại trong giờ làm việc, không có hành vi bạo lực và lời nói phản giáo dục với trẻ.
2. CB,GV nghỉ làm không gọi điện hoặc nhắn tin xin phép, ghi rõ lý do nghỉ với BGH
3. Giáo viên không nộp
giáo án, hồ sơ; không đảm bảo những quy định tại quy chế này sẽ bị lập biên
bản, cắt thi đua khen thưởng hạ bậc xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Đánh giá viên chức cuối năm. Lưu hồ sơ cá nhân.
CHƯƠNG III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên nội dung quy định trong quy chế này, tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế của cán bộ, giáo viên, thường xuyên, định kì khi có văn bản hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, của Sở điều chỉnh kịp thời để quy chế phù hợp với quy định của cấp trên và thực tiễn tại trường.
Điều
10. Trách nhiệm của Tổ trưởng chuyên môn
Hướng dẫn để cán bộ, giáo viên tổ mình phụ
trách nghiêm túc thực hiện nội dung đã được quy định trong quy chế này. Trong
quá trình thực có nội dung nào chưa phù hợp kịp thời góp ý để BGH xem xét,
quyết định điểu chỉnh, bổ sung. Nghiên cứu các văn bản có liên quan để làm căn
cứ tổ chức điều hành nhiệm vụ giảng dạy của tổ chuyên môn, cán bộ, giáo viên.
Điều 11. Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên
Cán bộ giáo viên căn cứ nhiệm vụ được phân công nghiêm túc thực hiện nội dung quy định tại Quy chế này.
Điều 12. Trách nhiệm của các Tổ chức đoàn thể
Căn cứ nhiệm vụ, phối hợp tổ chức thực hiện Quy chế./.
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Vũ Hoài Thu