Giáo dục trẻ phát triển toàn diện - Trường mầm non Hoạ Mi - Ban Mê Thuột

Nóng

Giáo dục trẻ phát triển toàn diện

Thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn cuốn hút đối với trẻ em. Nội dung các hoạt động trong trường mầm non có vai trò quan trọng giúp trẻ nhận thức và phản ánh thế giới, qua đó phát triển các mặt Tình cảm xã hội - ngôn ngữ - thể chất - và nhận thức cho trẻ. Thông qua hoạt động giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, khả năng tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.

Khơi gợi hứng thú qua hoạt động tạo hình

Để tạo hứng thú cho trẻ hoạt động tạo hình giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, công cụ tạo hình, những điều mới mẻ trẻ đã khám phá được trong cuộc sống, từ các tác phẩm văn học, âm nhạc, từ các cuộc dạo chơi… ở môi trường trong và ngoài lớp học. Ngoài ra, cô cần chú ý trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình. Từ cách bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé phù hợp, thuận lợi cho việc sử dụng, tránh rườm rà. Thông qua các hoạt động tạo hình giúp trẻ tri giác sự vật hiện tượng, biểu lộ tình yêu thương của mình với ông bà, ba mẹ…Đặc biệt là cô giáo của trẻ.






Khơi gợi hứng thú qua hoạt động làm quen với toán:
Cho trẻ học qua trò chơi






Một phương pháp hiệu quả nữa để giúp trẻ phát triển toàn diện là tổ chức cho trẻ làm quen với toán thông qua các trò chơi hấp dẫn, qua các hoạt động gắn liền cuộc sống thực để kích thích tính sáng tạo của trẻ.
Khơi gợi hứng thú qua các hoạt động khác:
 Thông qua các hoạt động như: Sinh hoạt hàng ngày, vui chơi, học tập, văn nghệ, lễ hội, lao động, tình cảm ... giáo viên có thể giáo dục nhân cách cho các em học sinh một cách hiệu quả.







Trẻ con bắt chước người lớn rất nhanh, kể cả những thói xấu. Chính vì vậy, giáo viên cần phải làm gương cho trẻ. Giáo viên cần khéo léo trong cách cư xử với trẻ, đồng nghiệp, với mọi người xung quanh. Vì trẻ luôn muốn trở nên giống người lớn, đặc biệt là các cô giáo. Tất cả các kĩ năng mà trẻ biết đều nhờ quá trình giáo dục của người lớn. Vì vậy để trẻ phát triển toàn diện giáo viên cần giáo dục trẻ từ từ, và phải phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở trẻ. Giáo viên không nên dạy trẻ cách hời hợt, qua loa hay làm cho xong nghĩa vụ. Ngược lại, chúng ta phải luôn đặt cái tâm của nghề giáo trong môi trường giáo dục này.
Cô Hoàng Diễm - Lớp Lá 3