Trong cuộc sống, cha mẹ thích sắp đặt mọi việc cho trẻ, lúc đầu hi vọng thông qua kinh nghiệm của mình dạy dỗ con cái, để trẻ có bước đi đúng đắn. Trong mắt cha mẹ, con cái luôn nhỏ bé, yếu đuối, cha mẹ dùng mấy chục năm kinh nghiệm sống của mình giúp con bước đi, giảm khó khăn và thất bại trong cuộc sống cho con. Tuy nhiên, đối với trẻ con đôi lúc chúng muốn được tự mình trải nghiệm cuộc sống và xử lí mọi tình huống xảy ra.
Vậy cách làm đúng đắn với trẻ là gì? Chuyên gia cho rằng: hãy để trẻ tin tưởng bản thân mình, có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Cha mẹ nên buông tay cho trẻ cơ hội tự trải nghiệm cuộc sống, hướng dẫn trẻ tự nhận thức xã hội, tìm hiểu cuộc sống, trải nghiệm những khó khăn thất bại, chỉ có như vậy, trẻ mới qua mọi khó khăn, trở nên dũng cảm, kiên cường!
Vậy cách làm đúng đắn với trẻ là gì? Chuyên gia cho rằng: hãy để trẻ tin tưởng bản thân mình, có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Cha mẹ nên buông tay cho trẻ cơ hội tự trải nghiệm cuộc sống, hướng dẫn trẻ tự nhận thức xã hội, tìm hiểu cuộc sống, trải nghiệm những khó khăn thất bại, chỉ có như vậy, trẻ mới qua mọi khó khăn, trở nên dũng cảm, kiên cường!
1. Cho trẻ ngủ riêng là bắt đầu bồi dưỡng sự mạnh dạn cho trẻ
Chuyên gia tâm lý cho rằng, để trẻ ngủ riêng không chỉ là bảo đảm vệ sinh, mà còn có tác dụng lớn với việc bồi dưỡng nhân cách toàn diện và tính cách độc lập của trẻ. Một đứa trẻ từ nhỏ có thói quen sẽ có ý thức độc lập rất cao và có ý kiến cường để đối mặt với “bóng tối”. Cha mẹ cần có ý thức bồi dưỡng dũng khí này cho trẻ, để trẻ dần dần tách khỏi tâm lí ỷ lại bố mẹ, trở nên kiên cường và độc lập hơn.
2. Từ bỏ thói ỷ lại giúp trẻ trở lên dũng cảm
Trẻ quá dựa dẫm vào cha mẹ sẽ hình thành thói quen sống thiếu cảm giác an toàn, giữ khoảng cách với mọi người, không có khả năng phán đoán, không có khả năng phát triển và đối phó với sự việc, càng không có khả năng sáng tạo.
Trên thực tế, muốn bồi dưỡng đứa trẻ dũng cảm, kiên cường, cha mẹ cần xóa bỏ sự ỷ lại của trẻ. sự “giúp đỡ” của cha mẹ chỉ khiến trẻ mất đi khả năng tồn tại và dũng cảm đối diện với khó khăn. Chỉ có trẻ tự lập, mới có thể chiến thắng nỗi sợ hãi, có được trải nghiệm cuộc sống của riêng mình.
3. Cho trẻ không gian tự do
Bất cứ sự vật nào cũng đều có quy luật phát triển riêng, sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào bản thân chúng, chứ không phải do cha mẹ quyết định. Điều nên làm là cha mẹ hãy cho con có khoảng không gian tự do, để trẻ dũng cảm phát huy, cố gắng, như vậy mới có thể bồi dưỡng trẻ có tính tự lập cao, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm.
Bố trí cho trẻ một căn phòng nhỏ, trẻ có thể làm việc mình muốn. Để trẻ tự do sắp xếp thời gian, có nghĩa là cho trẻ cơ hội chứng tỏ mình có phương pháp sáng tạo.
Cha mẹ cần dạy dỗ con cái một cách thích hợp, không nên ôm đồm làm hết mọi việc, cần cho trẻ cơ hội hoạt động. Chú ý giữ gìn hứng thú cho trẻ, dạy trẻ một số kinh nghiệm sống, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh, bồi dưỡng khả năng giao tiếp cho trẻ.
Cha mẹ không nên áp đặt sở thích của mình lên con cái, không nên quá nuông chiều hoặc quá nghiêm khắc với con cái, quản lí có mức độ sẽ dần phát hiện ra khả năng tự quản lí bản thân trẻ, hãy để chúng nghĩ rằng cha mẹ luôn tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của con.
4. Để trẻ tự làm việc của mình
Bồi dưỡng ý thức tự lập cho trẻ từ nhỏ, mới có thể giúp trẻ thoát khỏi tâm lí ỷ lại, tin tưởng vào bản thân. Một đứa trẻ tự tin sẽ không bỏ cuộc trước khó khăn, thất bại. Trong cuộc sống, cha mẹ có thể căn cứ vào tình hình thực tế của con, bồi dưỡng ý thức tự lập cho con.
Việc đầu tiên cha mẹ cần làm đó là, tôn trọng ý thức tự lập của trẻ. Cho trẻ tự giác làm những việc nhỏ như: tự mặc quần áo, sắp xếp đồ chơi, đồ dùng của mình… là cha mẹ đã tạo điều kiện cho sự phát triển tính độc lập của trẻ.
Tính tự lập của trẻ còn được biểu hiện trong việc học tập và giao tiếp… Cha mẹ cần dạy trẻ hoàn thành nhiệm vụ học tập và chơi trò chơi, cách giao tiếp với bạn bè, cách giải quyết mâu thuẫn với bạn bè… dựa vào mức độ phát triển độ tuổi và năng lực của trẻ đẻ đưa ra những yêu cầu hợp lí.
5. Cho trẻ quyền lợi nhất định trong gia đình
Trên thực tế, tính tự lập của trẻ luôn biểu hiện ở quyền lợi của chúng , nhưng do trong cuộc sống, cha mẹ luôn lo con không có khả năng này nên không dám giao một số quyền lợi nhất định cho con. Để trẻ sớm học cách sống độc lập, cha mẹ cần trao cho trẻ quyền lợi nhất định trong gia đình, để trẻ có trách nhiệm gánh vác.
Cho trẻ quyền chi tiêu trong gia đình để bồi dưỡng khả năng quản lý tiền bạc cho trẻ. Bồi dưỡng khả năng tự chủ và tình thần trách nhiệm của trẻ bằng việc trao cho trẻ quyền được lựa chọn. Hãy để trẻ có quyền được nói trong gia đình, từ đó giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Trẻ sẽ cảm nhận được sự vất vả của cha mẹ khi trẻ tự giác làm những công việc nhà. Trẻ cảm thấy vui khi thấy mình có quyền lợi trong gia đình và sẽ làm được những việc khiến cha mẹ bất ngờ.
6. Bồi dưỡng trẻ biết dũng cảm đặt câu hỏi
Cách trẻ đặt câu hỏi chính là hành vi trẻ tìm tòi các kiến thức dựa vào người lớn và môi trường xung quanh. Qua cách đặt câu hỏi, trẻ tìm hiểu sự quan hệ giữa các sự vật, từ đó có phương pháp tư duy và nâng cao khả năng quan sát. Quá trình đặt câu hỏi của trẻ thường ẩn chứa tinh thần ham tìm tòi và sáng tạo.
Cho dù là trong cuộc sống hay trong học tập, khi trẻ đã hỏi, cha mẹ nên có thái độ tích cực và ủng hộ con. Lắng nghe trẻ chăm chú, giải đáp các thắc mắc của trẻ, kiên nhẫn giải thích một cách dễ hiểu và đơn giản cho trẻ nghe. Nếu cha mẹ có thể cổ vũ con cái biết cách đặt câu hỏi, vậy con bạn sẽ ngày càng thông minh hơn.
7. Cổ vũ trẻ độc lập suy nghĩ, loại bỏ tâm lý sợ khó khăn
Nếu sự ỷ lại trong hành động đáng sợ, thì sự ỷ lại trong tư duy còn là kẻ thù của sự trưởng thành. Đối với trẻ hình thành thói quen suy nghĩ độc lập là phẩm chất tâm lí cầ thiết trong hoạt động tư duy sáng tạo, để có thể tồn tại trong xã hội, là tiền đề cơ bản để trẻ thành tài. Vì thế, cha mẹ cần bồi dưỡng cho trẻ khả năng suy nghĩ độc lập từ nhỏ, để trẻ học cách tự suy nghĩ và tư duy nhanh hơn.
Muốn bồi dưỡng trẻ có khả năng suy nghĩ độc lập, đầu tiên cần biết phát hiện vấn đề của trẻ. Khi trẻ gặp vấn đề gì đó và bày tỏ với cha mẹ, cha mẹ cần tích cực tham gia. Cho trẻ cơ hội tự suy nghĩ và phán đoán từ đó phát huy tính sáng tạo và kỹ năng xử lý vấn đề. Khuyến khích trẻ tự giác học tập.
8. Để trẻ có chủ kiến của mình
Trẻ ngoan ngoãn, nghe lời sẽ làm bố mẹ an tâm và chăm sóc chúng nhàn hơn, hơn nữa cũng không phải lo lắng con sẽ gây mâu thuẫn với các bạn. Nhưng nếu trẻ có biểu hiện quá nghe lời, chuyện gì cũng không có chủ kiến, chỉ biết bắt chước người khác thì không phải là chuyện hay, điều này không có lợi cho sự phát triển cá tính lành mạnh của trẻ sau này.
Để trẻ có cơ hội làm chủ bản thân từ đó gây dựng sự tự tin vào năng lực của bản thân mình cha mẹ hãy tạo cho trẻ cơ hội được bảy tỏ suy nghĩ, làm việc theo chủ kiến. Không nên để trẻ nghĩ rằng câu trả lời của cha mẹ lá đáp án duy nhất, cha mẹ nên nâng cao khả năng phân biệt đúng – sai, phải – trái của trẻ. Kịp thời giúp đỡ trẻ khi trẻ tỏ ra yếu kém trong việc đưa ra chủ kiến, cha mẹ có thể giúp trẻ phân tích tài liệu, tìm ra điểm tốt, xấu của từng mục, cuối cùng tìm hiểu động cơ chọn lựa của trẻ. Nếu trẻ hàng ngày có chủ kiến, cha mẹ có thể để trẻ tự chọn lựa. Một đứa trẻ không biết từ chối người khác, chỉ biết vâng dạ, thì sẽ không có chủ kiến, vì vậy hãy để trẻ học cách nói “ không” với yêu cầu bất hợp lý của người lớn. Đương nhiên, trẻ ở độ tuổi khác nhau sẽ có khả năng tự quyết khác nhau, sự quan tâm của cha mẹ cũn cần có mức độ khác nhau, để tránh những tổn thất không cần thiết trong quá trình trưởng thành của trẻ.
(Nguồn: ismartkids)