Quý Phụ huynh thân mến! Gần đây tôi đã thường được nghe chia sẻ từ nhiều cha mẹ có con nhỏ là họ cảm thấy stress, mệt mỏi, cáu giận, thậm chí hai vợ chồng cãi nhau, “cơm không lành, canh chẳng ngọt” chỉ vì chuyện chăm sóc, nuôi dạy con cái.
Đầu tiên cãi vã xảy ra chỉ vì quan điểm nuôi dạy con khác nhau giữa hai vợ chồng. Câu chuyện thường là người chồng bị cằn nhằn là không hỗ trợ vợ trong việc chăm nuôi con. Các ông bố thì đổ lỗi cho mẹ chiều con quá, dẫn đến con hư, có những hành động chẳng giống ai. Người mẹ nói rằng cảm thấy bực vì con trai quá nghịch ngợm, lúc nào cũng lấm lem bùn đất. Người cha than phiền con gái quá yếu ớt, hay khóc lóc. Ông bà than phiền là cháu quá ích kỉ, không biết chia sẻ với anh chị. Cha mẹ buồn phiền vì con trẻ không cố gắng, học hành lười biếng…
Vậy chúng ta đã làm gì, khi chúng ta ở tuổi của trẻ? Các bố mẹ có ai từng lớn lên mà không từng là trẻ con. Con trẻ học được nhiều điều từ những việc làm sai trái. Trong quá trình trưởng thành, các bé cần trải nghiệm thực tế để lớn lên. Cha mẹ cần hiểu, song hành cùng con và chấp nhận con trẻ “sai sớm để sửa sớm”. là cha mẹ, chúng ta nên chọn cách đứng bên con, tin tưởng con, khích lệ con, thay vì quát mắng, thậm chí đánh đập trẻ. Việc cấm trẻ sai, bắt trẻ phải có suy nghĩ và hành động như người lớn sẽ làm cho trẻ lo lắng, luôn sợ làm sai, sợ bị mắng, dần dần trẻ sẽ co mình lại theo xu hướng không dám làm gì cả.
Việc co mình lại như vậy sẽ giết chết khả năng dám suy nghĩ, chủ động hành động và tư duy sáng tạo của trẻ. Cha mẹ thông minh là cha mẹ dám chấp nhận sai sót của con, định hướng cho con tránh sai lầm. Như để cho một trẻ 18 tháng tuổi có thể tự xúc ăn, bố mẹ cần kiên nhẫn dạy trẻ từ cách cầm thìa, cách xúc thức ăn, cách đưa thìa vào miệng, chấp nhận sau mỗi bữa cơm là một bãi chiến trường.
Đầu tiên cãi vã xảy ra chỉ vì quan điểm nuôi dạy con khác nhau giữa hai vợ chồng. Câu chuyện thường là người chồng bị cằn nhằn là không hỗ trợ vợ trong việc chăm nuôi con. Các ông bố thì đổ lỗi cho mẹ chiều con quá, dẫn đến con hư, có những hành động chẳng giống ai. Người mẹ nói rằng cảm thấy bực vì con trai quá nghịch ngợm, lúc nào cũng lấm lem bùn đất. Người cha than phiền con gái quá yếu ớt, hay khóc lóc. Ông bà than phiền là cháu quá ích kỉ, không biết chia sẻ với anh chị. Cha mẹ buồn phiền vì con trẻ không cố gắng, học hành lười biếng…
Vậy chúng ta đã làm gì, khi chúng ta ở tuổi của trẻ? Các bố mẹ có ai từng lớn lên mà không từng là trẻ con. Con trẻ học được nhiều điều từ những việc làm sai trái. Trong quá trình trưởng thành, các bé cần trải nghiệm thực tế để lớn lên. Cha mẹ cần hiểu, song hành cùng con và chấp nhận con trẻ “sai sớm để sửa sớm”. là cha mẹ, chúng ta nên chọn cách đứng bên con, tin tưởng con, khích lệ con, thay vì quát mắng, thậm chí đánh đập trẻ. Việc cấm trẻ sai, bắt trẻ phải có suy nghĩ và hành động như người lớn sẽ làm cho trẻ lo lắng, luôn sợ làm sai, sợ bị mắng, dần dần trẻ sẽ co mình lại theo xu hướng không dám làm gì cả.
Việc co mình lại như vậy sẽ giết chết khả năng dám suy nghĩ, chủ động hành động và tư duy sáng tạo của trẻ. Cha mẹ thông minh là cha mẹ dám chấp nhận sai sót của con, định hướng cho con tránh sai lầm. Như để cho một trẻ 18 tháng tuổi có thể tự xúc ăn, bố mẹ cần kiên nhẫn dạy trẻ từ cách cầm thìa, cách xúc thức ăn, cách đưa thìa vào miệng, chấp nhận sau mỗi bữa cơm là một bãi chiến trường.
Các bạn – những người làm cha, làm mẹ hãy thử đọc và suy ngẫm liệu đã bao giờ đánh giá và chưa hiểu con trong các tình huống sau đây không nhé:
1. Khi trẻ khóc muốn ôm bố mẹ để kiếm tìm một cảm giác an toàn thì điều mà người lớn chúng ta nhìn thấy chỉ là sự yếu ớt của trẻ.
2. Khi trẻ chơi đùa làm cho quần áo ướt, bẩn…và trẻ cảm thấy rất vui sướng thì người lớn chúng ta chỉ nhìn thấy là sự bẩn thỉu.
3. Khi trẻ vẽ bẩn trên tường rồi chạy đến khoe với bố mẹ thì chúng ta chỉ nhìn thấy đó là những nét vẽ bẩn làm hỏng tường.
4. Khi trẻ không muốn chia sẻ đồ cho bạn, quay đầu hướng đến chúng ta tìm sự trợ giúp thì người lớn chúng ta chỉ nhìn thấy là sự keo kiệt và ích kỷ ở trẻ.
5. Khi trẻ buồn rầu mà đưa những điểm số thấp cho bố mẹ xem thì chúng ta chỉ nhìn thấy sự không cố gắng và lười biếng ở trẻ.
Đừng bắt trẻ phải suy nghĩ như người lớn, vì chúng là trẻ con. Đừng quan sát và đánh giá trẻ dưới góc độ của người lớn, để luôn thấy trẻ thật khó hiểu. Hãy học cách hiểu con thông qua việc chấp nhận bên cạnh những lúc trẻ đáng yêu, sẽ là những lúc chúng thật “khó chịu”. Cuối cùng tôi muốn nói là các phụ huynh hãy học cách “làm bạn cùng con”. Nếu bạn hiểu và hòa nhập vào thế giới của trẻ, bạn sẽ thấy chúng thật đơn giản. Đừng để con trẻ cảm thấy bạn là cha mẹ mà thật là xa cách. Đừng làm cho con cái của bạn coi bạn như người lạ,không muốn trò chuyện, chia sẻ.
(Nguồn: http://ismartkids.vn)